Những kịch bản phi tuyến tính tồn tại trong cả phim điện ảnh và truyền hình. Đây là kỹ thuật trần thuật mà các sự kiện được thể hiện không theo trình tự thời gian thực hoặc trình tự logic được đưa ra trong câu chuyện. Các sự kiện nhảy lung tung và không đi theo mẫu tuyến tính.
Trần thuật phi tuyến tính còn được gọi là trần thuật không nối tiếp hoặc trần thuật bị gián đoạn. Kể chuyện phi tuyến tính là một cách để giúp bạn khám phá quá khứ và hiện tại của các nhân vật, cũng như làm cho kịch bản của bạn khác biệt hơn.
Kể câu chuyện theo tuyến tính đã không hề đơn giản chứ đừng nói là không theo tuyến tính thời gian. Vậy làm thế nào để bạn có thể kể một câu chuyện có khung thời gian nhảy lung tung? Làm thế nào để giữ khán giả theo dõi bộ phim, làm đầy các beat, và thậm chí là đi theo chủ đề?
Ban đầu, bạn nên lập dàn ý hoặc sử dụng mẫu beat để bóc tách câu chuyện. Nếu như phát triển nhân vật hoặc tổng thể câu chuyện chưa vừa ý, bạn có thể thử thay đổi trình tự các sự kiện và các cảnh. Trong một số trường hợp khác, bạn có thể chọn sử dụng kể chuyện phi tuyến tính ngay từ đầu. Bạn muốn viết kịch bản có các đoạn nhảy về thời gian, các cảnh chèn, và thậm chí là pha trộn tất cả những thứ này.
Kể chuyện phi tuyến tính là cách hay để kịch bản được để ý. Đây có thể là móc câu của kịch bản. Các câu chuyện được kể theo cách ngược lại. Những điểm nhìn khác nhau được đặt cạnh nhau.
Kể chuyện phi tuyến tính trong phim điện ảnh không phải là một việc đơn giản. Trong kịch bản phim điện ảnh, bạn chỉ có 90-120 trang. Vì vậy, bạn cần đảm bảo câu chuyện thực sự nổi bật.
Một số ví dụ về phim kể chuyện phi tuyến tính:
– Out of Sight của đạo diễn Steven Soderbergh chia thành hai câu chuyện giữa hai nhân vật chính và có những sự nhảy về thời gian giữa quá khứ và hiện tại.
– Một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại, The Godfather phần II, đã sử dụng hình thức kể chuyện này. Phim bắt đầu bằng Vito đi di cư, nhưng sau đó quay trở lại mạch truyện của Michael, rồi lại quay lại Vito khi anh ta lớn lên và trở thành Bố Già. Bộ phim tận dụng lợi thế bẻ thời gian, tạo ra một câu chuyện cha và con đặt cạnh nhau.
– Memento của Christopher Nolan: Phim có cốt truyện được kể theo hai hướng: một câu chuyện trắng và đen chiếu bình thường và một câu chuyện màu chiếu theo lối “giật ngược” từng đoạn theo ngược chiều thời gian.
Nếu bạn muốn viết kịch bản phi tuyến tính, sau đây là ba mẹo bạn cần nhớ:
1. Giữ câu chuyện có sắp xếp tổ chức
Dù là kịch bản có phức tạp về mặt thời gian, không theo tuyến tính thông thường nhưng bạn vẫn cần phải để khán giả hiểu câu chuyện là gì. Nếu bạn không ứng dụng hồi tưởng, mà nhảy xuyên không gian thời gian như phim Tree of Life, bạn cũng vẫn cần có sự sắp xếp tổ chức trong câu chuyện. Bạn nên thực hiện bước này trong quá trình lập dàn ý.
2. Xác định rõ ràng các đoạn nhảy trong kịch bản
Chỉ sử dụng NỘI và NGOẠI là không đủ. Bạn cần đánh dấu các đoạn hồi tưởng, nhảy thời gian, và khi nào/ở đâu rõ ràng. Thậm chí ngay cả trong các cảnh chám. Hãy nghiên cứu nhiều kịch bản, xem nhiều phim hết mức có thể để học cách họ kể chuyện phi tuyến tính.
Ví dụ, bạn có thể đánh dấu các hồi tưởng trước dòng tiêu đề.
HỒI TƯỞNG: NỘI. NHÀ MAI – TỐI
Tất nhiên, có những cách khác để đánh dấu trong kịch bản. Bạn chỉ cần đảm bảo là người đọc hiểu được.
3. Nối các trần thuật theo chủ đề
Đây là một gợi ý chứ không phải là yêu cầu. Bạn muốn các câu chuyện và cảnh phim có kết nối với nhau. Nếu chúng được viết ra theo cùng chủ đề thì câu chuyện sẽ không bị rời rạc. Tính phù hợp rất quan trọng trong biên kịch.
Hãy đảm bảo tất cả các cảnh đều hiệu quả. Bạn cố gắng nói gì trong từng cảnh này? Chúng có đủ liên kết với nhau không? Hoặc chúng có tạo cảm giác giống các câu chuyện không liên quan đến nhau không?